Bạn đang tự hỏi làm thế nào để giữ cho hồ cá koi của mình luôn sạch sẽ và trong tình trạng tốt nhất? Đừng tìm đâu xa vì chúng tôi cung cấp dịch vụ vệ sinh bể cá koi chuyên nghiệp tại Thanh Hóa. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ sử dụng các sản phẩm và thiết bị vệ sinh hồ cá koi tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước cũng như sức khỏe của cá.
Chúng tôi hiểu rằng một hồ cá koi đẹp là sự phản ánh của một ngôi nhà sạch sẽ và gọn gàng, vì vậy chúng tôi luôn nỗ lực để cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể.
Trong quá trình cá sinh sống sẽ có một lượng thức ăn thừa và chất thải của cá thải ra tích tụ dưới đáy bể, đây là một trong những yếu tố chính sản sinh ra vi khuẩn có hại đối với sức khỏe của cá.
Bất kỳ bể cá nào cũng sẽ xuất hiện các loại rêu xanh và tảo bám trên bề mặt tường, đáy bể và thậm chí ở các thiết bị lọc nước, xả nước. Việc rêu xanh xuất hiện ngoài việc gây mất mỹ quan, nó còn có thể gây hại đến sức khỏe của cá nếu bể cá không được vệ sinh bề mặt bể thường xuyên.
Cá cảnh khi sinh sống thải ra một lượng khí amoniac nhất định, sau một thời gian lượng khí này sẽ tích tụ trong nước, làm ô nhiễm môi trường nước khiến cá của bạn chậm phát triển, thậm chí làm cá chết do thiếu oxy.
Độ pH của nước rất quan trọng trong việc chăm sóc cá, độ pH ảnh hưởng tới sức khỏe của cá cũng như các loài thủy sinh có trong bể, vì vậy cần duy trì mức pH ổn định cho môi trường nước. Các yếu tố làm mất cân bằng độ pH đến từ thời tiết, khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, đất nền của bể hoặc đến từ các loài thủy sinh có trong bể.
Cá có biểu hiện mệt mỏi, ít bơi lội, hoạt động không nhanh nhẹn như bình thường và có dấu hiệu bỏ ăn. Trên cơ thể của cá có những thay đổi bất thường như đỏ mắt, xuất hiện các chấm đen ở vây hoặc sống lưng.
Nước trong bể cá bị đục vàng, có mùi hôi báo hiệu môi trường nước đã bị ô nhiễm, rất nguy hiểm đến sức khỏe của cá, khi quan sát thấy có dấu hiệu này bạn cần tiến hành vệ sinh bể ngay và có chế độ chăm sóc cá cẩn thận.
Cá cần môi trường sống ổn định, tuy nhiên thì bạn vẫn cần vệ sinh và thay nước định kỳ cho bể để tạo môi trường sống tốt nhất cho sức khỏe của cá. Đối với bể cá mini nên thay nước 2-3 ngày/lần, nếu bạn nuôi cá trong các bể lớn thì khoảng 1-2 tuần/lần tùy theo diện tích và số lượng cá bạn nuôi. Đối với những hồ nuôi cá cảnh lớn thì bạn có thể chỉ cần vệ sinh bể, sử dụng chế phẩm xử lý hồ chuyên dụng, xả lọc và cấp nước bốc hơi chứ không cần thiết phải thay nước định kỳ.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ nguồn nước nào chỉ cần đảm bảo nguồn nước đấy trong và sạch. Trước khi sử dụng, nước nên được xử lý qua bằng cách để lắng đọng nước 2-3 ngày để có thể bay hơi và lắng đọng các yếu tố có hại trong nước. Hoặc cách đơn giản hơn là xử lý bằng các chế phẩm chuyên dụng trước khi đưa nước vào bể.
Đối với các bể cá nhỏ, trước khi tiến hành bơm hút nước ra, bạn cần đưa cá sang môi trường khác để tránh bị tổn thương trong quá trình vệ sinh bể.
Đối với các bể cá lớn, bạn có thể không cần đưa cá ra nơi khác trong quá trình vệ sinh, thay nước. Lưu ý trong quá trình bơm hút không nên bơm hút quá mạnh, bơm hướng trực diện để tránh làm tổn thương cá.
Khi thay nước bạn chỉ nên rút khoảng 1/3 lượng nước có sẵn trong bể để cá không bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột.
Bạn cần loại bỏ tất cả lượng thức ăn thừa và chất thải tồn đọng dưới đáy bể. Vệ sinh rong rêu bám trên các bề mặt, kể cả đối với bề mặt của dụng cụ lọc nước. Cắt tỉa và loại bỏ bớt cây thủy sinh nếu cần thiết.
Khi bơm nước vào bể, bạn cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, tiến hành bơm nước nhẹ nhàng vào bên trên bề mặt hồ, tránh bơm trực tiếp vào khu vực trú ẩn, bơi lội của cá.
Ngoài ra, khi thay nước vào hồ cá bạn cũng hãy kiểm tra mực nước. Tuyệt đối không bơm vào lượng nước quá nhiều so với kích thước, diện tích của hồ cá cảnh.
Ngoài việc giữ gìn sạch sẽ môi trường nước và thay nước định kỳ, bạn cần bổ sung 1 lượng vi sinh cần thiết cho bể. Vi sinh ở trong bể cá rất quan trọng đối với sự phát triển của cá, nó còn được ví như là “cánh tay phải” giúp ổn định môi trường nước, hạn chế mùi tanh hôi và ổn định độ pH cho bể.
Hiện nay, bạn có thể tìm mua rất dễ dàng các loại vi sinh chuyên dụng cho bể cá trên thị trường, phổ biến như: Extra Bio, Men vi sinh Emzeo, ….
Sau khi thay nước, nếu cá của bạn vẫn có nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn hãy xem xét lại nguồn nước mới thay thế, lượng vi sinh bổ sung cho bể. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để có hướng giải quyết tốt nhất cho bể cá của mình.
Để nhằm tiết kiệm tối đa thời gian cho việc vệ sinh bể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được dịch vụ vệ sinh bể chất lượng nhất tại Thanh Hóa.
Xem thêm:
BẢN QUYỀN THUỘC LAM SƠN FIRE PROTECTION